Nghiên cứu khoa học Sinh viên

Bài Nghiên cứu khoa học 2024 đạt Giải Khuyến khích Viện Ngôn ngữ nước ngoài FBU: Những nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến khả năng biên dịch của sinh viên K10 ngành ngôn ngữ Anh- trường đại học tài chính ngân hàng Hà Nội

Đề tài: Những nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến khả năng biên dịch của sinh viên K10 ngành ngôn ngữ Anh- trường đại học tài chính ngân hàng Hà Nội

Nhóm tác giả: Phạm Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Thu Thanh

Đơn vị: D10.20.03 – Viện Ngôn ngữ nước ngoài

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Phạm Hồng Phượng – SĐT: 0902075299

 

 

Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm điều tra các vấn đề gặp phải của sinh viên ngôn ngữ Anh tại Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội  khi theo học môn Biên dịch. Nghiên cứu được thực hiện với sự tham gia của 30 sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ Anh năm thứ ba tại Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội. Dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng bảng câu hỏi trên google form, bài kiểm tra dịch. Sau khi phân tích các số liệu và ngữ liệu thu thập được, kết quả cho thấy khó khăn trong việc phát triển kỹ năng biên dịch của sinh viên xuất phát từ ba yếu tố: Sự phức tạp của thời động từ, và hạn chế về kiến thức ngữ pháp. Từ những kết quả nghiên cứu, bài báo đưa ra các đề xuất kiến nghị để hỗ trợ tăng cường chất lượng giảng dạy nhằm nâng cao kỹ năng biên dịch cho sinh viên tại Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng  nói riêng và cho những người học tiếng Anh nói chung.

Từ khóa: khó khăn, kỹ năng biên dịch, sinh viên ngôn ngữ Anh, giải pháp.

 

  1. GIỚI THIỆU
  2. Đặt vấn đề

Trong thời buổi hội nhập quốc tế hiện nay, dịch thuật đang càng khẳng định vai trò quan trọng như một phương tiện không thể thiếu để gắn kết các mối quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới nhau và giúp loại bỏ những khó khăn trở ngại về ngôn ngữ, rào cản cho sự giao lưu trong và ngoài nước. Biên dịch viên là những người thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi nội dung văn bản từ ngôn ngữ ban đầu sang ngôn ngữ khác. Không phải cứ giỏi ngoại ngữ là đã có thể trở thành một biên dịch viên giỏi mà cần phải hội tụ nhiều tố chất và kỹ năng khác nhau.Yếu tố đầu tiên và tiên quyết để tham gia làm việc trong ngành biên dịch là bạn cần thông thạo ít nhất hai ngôn ngữ. Kỹ năng đọc hiểu và viết ở mức thuần thục. Thêm vào đó, việc nắm vững ngữ pháp, sở hữu vốn từ vựng phong phú và có tư duy linh hoạt, biết cách diễn đạt mạch lạc, rõ ràng trong từng câu chữ để phù hợp với chủ đề nội dung là điều cần có ở một biên dịch viên giỏi. Để làm được công việc biên dịch, bạn cần biết cách biến những câu phức tạp và rườm rà thành những câu đơn giản hơn những vẫn diễn ra trọn vẹn ý. Đồng thời, tránh lặp lại từ ngữ nhiều lần trong cùng một câu. Như vậy, bạn mới truyền tải đúng thông điệp của tác giả đến với người đọc. Ngoài ra, kỹ năng viết lách cũng không kém phần quan trọng. Viết đúng thôi chưa đủ mà đối với biên dịch viên chuyên nghiệp, họ cần có khả năng sử dụng nhuần nhuyễn từ ngữ giữa các ngôn ngữ, câu từ uyển chuyển. Người biên dịch phải am hiểu cả văn hóa, tiếng lòng của ngôn ngữ dịch thuật tránh tình trạng dịch câu từ bị lủng củng, ngô nghê. Có như vậy, bản dịch mới có thể tạo ấn tượng và thu hút người đọc.

Biên dịch là bộ môn học bắt buộc trong chương trình giảng dạy cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh. Môn học này góp phần hình thành một trong những chuẩn đầu ra quan trọng của ngành đã được ban hành. Theo Al-Darawish (1983), khó khăn chung trong việc dịch thuật là không có hai ngôn ngữ nào giống nhau hoàn toàn về các đặc điểm âm vị học, hình thái học, từ vựng, cú pháp và ngữ nghĩa. Chúng khác nhau trong cách sắp xếp các câu hoặc cú pháp. Đó là lý do sinh viên gặp khó khăn trong việc dịch tiếng Anh sang ngôn ngữ đích.

 Đối với một dịch giả, kiến thức chuyên môn và kỹ năng sử dụng thuật ngữ là điều cần thiết. Nếu bạn chỉ thành thạo ngôn ngữ mà thiếu những hiểu biết về lĩnh vực mà bạn đang dịch thì sẽ cần rất nhiều thời gian để hoàn thành một bản dịch. Thậm chí, bạn có thể gặp sai phạm khi chuyển đổi ngôn ngữ những thuật ngữ chuyên ngành.

Thiếu kiến thức chuyên ngành đặc biệt khiến người dịch gặp nhiều khó khăn khi dịch thuật các văn bản chứa thông tin chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể như kỹ thuật, pháp luật, y học,…Ngoài ra, từ đa nghĩa là một thách thức lớn đối với người biên dịch. Trong một số ngôn ngữ chẳng hạn như tiếng Việt, rất nhiều từ có sự giống nhau về cách phát âm nhưng lại mang ý nghĩa khác nhau trong từng ngữ cảnh cụ thể. Sự khác biệt về văn hóa có thể tạo những rào cản đáng kể trong quá trình dịch thuật. Mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ đều có một nền văn hóa độc đáo và riêng biệt. Nếu thiếu am hiểu về văn hóa có thể khiến cho bản dịch không phù hợp và gây hiểu lầm cho người bản địa. Có thể thấy rằng, môn Biên dịch đã được nhiều nhà nghiên cứu trong nước và trên thế giới quan tâm.

  1. Mục tiêu của đề tài

Bài tiểu luận này có ba mục đích chính như sau:

Thứ nhất, nêu lên những kiến thức cơ bản về Biên dịch

Thứ hai, chỉ ra những khó khăn thường gặp của sinh viên ngôn ngữ Anh, đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội trong việc học môn Biên dịch cũng như phân loại chúng và giải thích những lý do dẫn tới những khó khăn này. 

 Thứ ba, đề xuất một số phương án giúp sinh viên khắc phục những vấn đề trên.

  1.     Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện với sự tham gia của 30 sinh viên khóa 10 ngành Ngôn ngữ Anh trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội

  1. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được sử dụng bảng câu hỏi trên google form và phân tích các bài kiểm tra dịch.

  1. Vấn đề nghiên cứu

Vấn đề nghiên cứu được cụ thể hóa qua các câu hỏi sau:

 “Sinh viên ngành ngôn ngữ Anh gặp phải vấn đề gì khi biên dịch?

“ Sinh viên ngành ngôn ngữ Anh giải quyết các vấn đề khó khăn trong việc dịch như thế nào?”

 

CHƯƠNG I: TỔNG QUÁT

  1. 1.Cơ sở lý luận

1.1 Định nghĩa

Biên dịch là quá trình dịch văn bản viết bằng một ngôn ngữ nguồn sang một ngôn ngữ khác mà không làm mất đi ý nghĩa gốc ban đầu. Biên dịch thường được gọi là dịch viết và chỉ ra đời khi nền văn học được ghi lại bằng chữ viết đã phát triển.

Theo Hartmann & Stork (1972), “translation is the replacement of a representation of a text in one language by a representation of an equivalent text in a second language” (tạm dịch:Biên dịch là sự thay thế một thông điệp bằng chữ ở ngôn ngữ này bằng một thông điệp tương đương ở một ngôn ngữ thứ hai).

Người làm công việc biên dịch ngôn ngữ thường được gọi là  biên dịch viên hoặc dịch giả. Trong đó biên dịch viên là công việc phổ thông cho những người mới làm trong nghề dịch. Còn dịch giả là từ dùng để nói về những biên dịch viên có kinh nghiệm lâu năm và rất giỏi trong dịch thuật.

  Biên dịch viên thường dịch rất nhiều loại thông tin dạng văn bản như website, bản in, phụ đề video, file word, PDF, hồ sơ công chứng, các file đa phương tiện khác

  Quá trình biên dịch văn bản sẽ mang lại bản dịch có độ chính xác cao so với bản gốc. Điều này sẽ mang lại sự thuận lợi trong quá trình hợp tác, giao lưu quốc tế, hạn chế mất mát về thời gian và chi phí cho cả đôi bên.

 1.2 Phương pháp

Phương pháp biên dịch là một phương pháp được áp dụng cho toàn bộ văn bản cần dịch, trong khi kỹ thuật biên dịch có thể thay đổi trong cùng một văn bản tùy thuộc vào các yếu tố ngôn ngữ cụ thể trong từng tình huống để dịch.

 1.3. Phân loại

Phân loại cổ điển về quy trình biên dịch bắt nguồn từ năm 1958 trong công trình nghiên cứu của J. P. Vinay và J. Darbelnet. Bao gồm bảy nhóm phân loại:

● Dịch vay mượn

  Vay mượn là một kỹ thuật dịch thuật liên quan đến việc sử dụng cùng một từ hoặc cách diễn đạt trong văn bản gốc và văn bản đích. Từ hoặc cách diễn đạt được vay mượn thường được viết bằng chữ in nghiêng. Đây là về biện pháp thể hiện lại nội dung diễn đạt như trong văn bản gốc. Theo cách này, kỹ thuật dịch này không hoàn toàn là biên dịch…

Ví dụ: Gã cao bồi đó đang đội chiếc mũ sombrero màu đen và mặc quần bombacha.

  • Dịch sao phỏng

  Khi áp dụng phương pháp dịch sao phỏng calque, biên dịch đang tạo ra hoặc sử dụng một từ mới trong ngôn ngữ đích nhưng vẫn giữ nguyên cấu trúc của ngôn ngữ nguồn.

Ví dụ: Từ tiếng Đức handball được dịch sao phỏng sang tiếng Tây Ban Nha thành balonmano. Hoặc thuật ngữ tiếng Anh skyscraper dịch sang tiếng Pháp là gratte-ciel hoặc rascacielos bằng tiếng Tây Ban Nha.

  • Dịch nguyên bản

  Kỹ thuật này còn thường được gọi là dịch nghĩa đen hoặc dịch từ đối từ (word-for-word translation). Có nghĩa là hàm ý trong văn bản ở ngôn ngữ nguồn được dịch chính xác sang ngôn ngữ đích. Theo Vinay và Darbelnet, dịch nguyên văn chỉ có thể áp dụng với các ngôn ngữ gần gũi sâu sắc về mặt văn hóa. Phải đảm bảo văn bản ở ngôn ngữ đích vẫn giữ nguyên cú pháp, ý nghĩa và cùng văn phong văn bản gốc.

Ví dụ: Quelle heure est-il? ⇒ Mấy giờ rồi?

● Chuyển đổi từ loại

  Chuyển đổi từ loại liên quan đến việc chuyển đổi một từ loại ngữ pháp này sang một loại khác mà không làm thay đổi ý nghĩa của văn bản. Kỹ thuật dịch thuật này làm xuất hiện sự thay đổi trong cấu trúc ngữ pháp.

Ví dụ: Tổng thống nghĩ rằng ⇒ Selon le Président

● Dịch biến điệu

  Dịch biến điệu là về việc thay đổi hình thức của văn bản thông qua sự thay đổi trong ngữ nghĩa hoặc quan điểm.

Ví dụ: Có lẽ bạn nói đúng. ⇒ Tu n’as peut-être pas tort.

● Dịch tương đương hoặc sáng tạo

  Đây là một kỹ thuật dịch thuật sử dụng cách diễn đạt hoàn toàn khác để truyền tải cùng một nội dung. Thông qua kỹ thuật này, tên của các tổ chức, thán từ, thành ngữ hoặc tục ngữ có thể được dịch sang các ngôn ngữ khác.

Ví dụ: Chat échaudé craint l’eau froide. ⇒ Chim phải đạn sợ cành cong.

● Dịch thoát ý

  Dịch thoát ý cũng có nghĩa thay thế hoặc tìm kiếm những cách diễn đạt tương đương về mặt văn hóa trong văn bản gốc bằng nội dung phù hợp hơn với văn hóa của ngôn ngữ đích. Điều này giúp biên dịch tạo ra một bản dịch thân thiện, quen thuộc và toàn diện hơn với người đọc.

Thí dụ: bóng chày ⇒ bóng đá

  Từ những năm sáu mươi, một số tác giả (Michel Ballard, Hélène Chuquet, Michel Paillard, v.v.) đã thiết lập các phương pháp dịch thuật khác, chẳng hạn như giải thích (cung cấp những chi tiết cụ thể để giải thích trong văn bản ở ngôn ngữ đích), cụm từ cố định (sử dụng tổ hợp các từ thường đi cùng nhau trong ngôn ngữ đích) và bù trừ (một ám chỉ không xuất hiện rõ trong một phần của văn bản nguồn, nhưng được thể hiện trong văn bản đích).

1.4. Cơ sở lý thuyết

Có thể thấy rằng, môn Biên dịch đã được nhiều nhà nghiên cứu trong nước và trên thế giới quan tâm. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào được thực hiện tại Trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội. Chính vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện với mục đích tìm hiểu những yếu tố gây ra những khó khăn trong quá trình phát triển kỹ năng biên dịch của sinh viên chuyên Anh và ảnh hưởng của những yếu tố đó lên văn bản dịch, để từ đó có những kiến nghị cho việc xây dựng chương trình và giảng dạy môn Biên dịch trong chương trình đào tạo, đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo để từ đó trau dồi kỹ năng cho bản thân trong quá trình làm việc sau này để sẵn sàng gia nhập thị trường lao động ngay sau khi tốt nghiệp.

 

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU

2.1 Công cụ nghiên cứu

Các bản dịch trên lớp của sinh viên: Các bản dịch trên lớp của sinh viên trong môn học biên dịch được thu thập để phân tích nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu nêu trên. 10 sản phẩm được thu thập một cách ngẫu nhiên từ các lớp học biên dịch và sau đó được phân tích theo nội dung: Ngữ pháp, ngữ nghĩa và các vấn đề khác.

  Bảng câu hỏi thông qua Google form: Sau khi phân tích các bản dịch của sinh viên, 30 sinh viên được mời tham gia khảo sát về những vấn đề mình còn gặp phải trong quá trình biên dịch. Các câu trả lời được ghi lại và được phân tích bằng bảng.

2.2 Quy trình thực hiện nghiên cứu

  Nghiên cứu này được thực hiện vào học kỳ 2 năm học 2023 – 2024.  Trước khi tiến hành thu thập các bản dịch, nhóm nghiên cứu đã nêu rõ mục đích nghiên cứu và được sự đồng ý của những người tham gia nghiên cứu cho phép sử dụng bản dịch cho nghiên cứu của nhóm. 10 bản dịch được lựa chọn ngẫu nhiên từ 10 sinh viên của lớp học phần Biên dịch D.10.20.03. Sau khi phân tích ngữ liệu từ các bản dịch theo 3 chủ đề chính: ngữ pháp, ngữ nghĩa và các vấn đề khác, nhóm nghiên cứu đã tạo một cuộc khảo sát gồm 14 câu hỏi được thiết lập trên Google form. Bộ câu hỏi này sau đó đã được gửi đến 30 sinh viên khóa 10 ngành ngôn ngữ Anh trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội đang theo học môn Biên dịch. Người tham gia dành khoảng 5 phút phút để hoàn thành bảng câu hỏi, đáp án được bảo mật và kết quả được lưu lại để phân tích sau này.

Sau khi các ngữ liệu được thống kê. Việc phân tích được tiến hành trả lời ba vấn đề nghiên cứu đã được nêu trên. Các số liệu định lượng được thống kê đơn giản như tỉ lệ phần trăm, độ lệch chuẩn. Ngữ liệu định tính được thu thập từ bản dịch dữ liệu được thống kê theo tần suất lặp lại, và sau đó được phân loại.

 

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Kết quả nghiên cứu

Mục đích của nghiên cứu này là để xác định các yếu tố làm hạn chế khả năng thực hiện bản dịch của sinh viên một cách hiệu quả. Dữ liệu từ bảng câu hỏi, bản dịch của sinh viên được tổng hợp và nhóm phân tích theo ba khía cạnh: Từ vựng, ngữ pháp và các vấn đề khác.

  1. Các vấn đề ngữ nghĩa

Bảng 1: Các vấn đề về từ vựng sinh viên gặp phải

Vấn đề Số lượng Tỉ lệ
Từ đồng nghĩa 5 16,7%
Từ đa nghĩa 16 53,3%
Từ trái nghĩa 4 13,3%

Bảng 1 cho thấy, có ba khó khăn chủ yếu mà sinh viên gặp phải về từ vựng trong quá trình biên dịch ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của các bản dịch là: Từ đa nghĩa (polysemantic words), từ đồng nghĩa (synonyms) và trái nghĩa (antonyms). Những yếu tố này gây khó khăn cho sinh viên trong quá trình dịch các câu theo hai chiều từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại. Một số sinh viên gặp khó khăn trong việc diễn đạt ngôn ngữ trong việc sử dụng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa để diễn đạt nội dung. Theo khảo sát, từ đa nghĩa là khó khăn lớn nhất mà sinh viên gặp phải, chiếm 53,3%. Qua việc phân tích các bản dịch được thu thập, sinh viên thường hiểu sai từ đa nghĩa, không tìm được từ tương đương và tìm từ chưa phù hợp trong hoàn cảnh của nội dung bài. Sinh viên vẫn sử dụng cách dịch từng chữ (word by word). Khi dịch các từ nhiều nghĩa từ tiếng Anh sang tiếng Việt, ví dụ như từ ‘check’ chúng ta thường biết đến nghĩa là ‘kiểm tra’, nhưng mà nó cũng có thể mang các nghĩa khác nhau như ‘ngăn chặn’, ‘chiếu tướng (cờ)’, ‘dừng lại đột ngột’, ‘hóa đơn’, ‘vé gửi’ tùy vào ngữ cảnh trong câu.

Ví dụ này cho thấy, một động từ có nhiều nghĩa khác nhau. Để hiểu ý nghĩa của động từ, bạn phải hiểu ngữ cảnh của câu hoặc cụm từ. Tương tự với các từ đồng nghĩa, một từ có thể được viết theo nhiều cách nhưng vẫn đơn giản là cùng nội dung với từ gốc đã cho, ví dụ từ ‘tăng’ có thể được dịch thành ‘go up’, ‘rise’, ‘increase’, ‘lift’, ‘advance’ tùy vào ngữ cảnh cụ thể.

  1. Vấn đề ngữ pháp

Bảng 2: Các vấn đề ngữ pháp sinh viên gặp phải

Vấn đề Số lượng Tỉ lệ
Thời động từ 10 33%
Loại hình từ 8 26,7%
Thể 5 16,7%
Câu phức hợp 8 26,7%
Mệnh đề quan hệ 6 20%
Vấn đề về cú pháp 6 20%

Theo kết quả khảo sát ở Bảng 2, các thì trong tiếng Anh có tỉ lệ khó học thấp nhất là 33%. Sinh viên không phân biệt các thì (tenses) và không hiểu làm thế nào để sử dụng chúng một cách thích hợp. Trong khi đó, việc xác định loại hình từ cũng ít nhiều gây khó khăn cho người dịch. Ví dụ: Trong bản dịch có câu  “The vast U.S. grain belt may turn into a dust bowl.” Từ “bowl” có nghĩa là “cái bát”, tuy nhiên khi ghép với từ “dust” “dust bowl” nó lại có nghĩa là “cơn bão cát”. Hay là như câu “ Since the Industrial Revolution, the density of carbon dioxide in the atmosphere has been steadily increasing”. Trong câu này chúng ta chia ở thì hiện tại hoàn thành là do cuộc cách mạng này đã xảy ra và hoàn thành ở trong quá khứ nên kết quả lại để lại ở hiện tại. Vì vậy, tạm dịch câu trên như sau: “Kể từ cuộc Cách mạng Công nghiệp, mật độ CO2 trong khí quyển đã tăng lên đều đặn.”  Từ đó cho thấy sinh viên gặp khó khăn trong việc dịch nghĩa theo từng từ. Sinh viên thường chỉ dựa vào từ điển Anh – Việt để tra nghĩa của một từ mà không sử dụng từ điển Anh – Anh để tra lại vì họ không nghĩ ra những nghĩa khác có thể có của từ đó. Ngoài ra, vì thường chỉ sử dụng nghĩa mà họ cho là phổ biến nhất của từ để đưa vào bản dịch nên sinh viên cũng không dựa vào ngữ cảnh để phân tích từ ngữ, dẫn đến việc dịch không chính xác.

Kết quả thống kê ở Bảng 2 cũng cho thấy, sinh viên gặp khó khăn khi dịch các từ trong câu phức chiếm 26,7%. Ví dụ, từ “treasure” có nghĩa là kho báu nhưng trong tài chính “ treasurer” có nghĩa là thủ quỹ.  Dữ liệu khảo sát cho thấy, do sinh viên chưa quen với vốn từ vựng của chuyên ngành và chưa có thói quen sử dụng từ điển Anh – Anh, thiếu kỹ năng phân tích gốc từ và nghĩa của từ dựa trên ngữ cảnh. Họ không chú ý đến định nghĩa của thuật ngữ khi dịch và quá chú trọng vào phần dịch nghĩa của từ, làm cho bản dịch có vẻ thiếu tự nhiên trong tiếng Việt.

Tỉ lệ sinh viên gặp vấn đề với câu rút gọn vẫn khá cao là 20%.  Chắc hẳn nhiều sinh viên đang khó phân biệt giữa rút gọn mệnh đề với cụm phân từ quá khứ hay hiện tại. Nếu mệnh đề quan hệ ở dạng bị động, loại bỏ đại từ quan hệ và biến thể của động từ “to be”, động từ chính trả về dạng phân từ thứ hai trong bản dịch tiếng Anh. Ví dụ với câu sau: “The novel which was written by Peter’s father is very interesting= The novel written by Peter’s father is very interesting.” Còn nếu mệnh đề quan hệ ở thể chủ động, loại bỏ đại từ quan hệ và động từ “to be”, động từ chính ở thể thêm “ing”. Ví dụ: “My sister is the girl who is wearing a blue dress=My sister is the girl wearing a blue dress.”

Bên cạnh đó, những vấn đề về cú pháp cũng gây khó khăn cho sinh viên Ngoại Ngữ Anh đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội với tỉ lệ 20%. Trong 1 câu dịch có nhiều thành phần thì nhiều sinh viên chưa thể dễ dàng phân biệt các thành phần chủ, vị ngữ ở trong câu. Ví dụ: “These gases, the most important of which is carbon dioxide, act as a blanket around the earth, allowing the heat of the sun to enter but preventing some of it from leaving.” Câu trên có khá nhiều thành phần gây nhiễu khiến sinh viên thấy khó khăn trong việc xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu.

  1. Các vấn đề khác

Ngoài những khó khăn về ngữ nghĩa, ngữ pháp đã nêu, với phạm vi nghiên cứu được đề cập trong phần mở đầu cho các đối tượng nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu cũng cung cấp về những khó khăn khác của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh năm ba và năm cuối được trình bày trong Bảng 3.

 Bảng 3: Những vấn đề khác sinh viên gặp phải

 

Vấn đề Số lượng Tỉ lệ
Kiến thức văn hóa 8 26,7%
Kiến thức chuyên ngành 16 53,3%
Vấn đề ngữ dụng học 6 20%

Thiếu kiến thức chuyên ngành: Đây là vấn đề lớn nhất mà sinh viên học biên dịch gặp phải với tỉ lệ cao 53,3%. Trong quá trình học dịch thuật, sinh viên không thể tránh khỏi việc phải dịch thuật và xử lý các tài liệu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau từ kinh tế, văn hóa, xã hội, luật, khoa học, kĩ thuật, giáo dục, du lịch, văn học nghệ thuật, thời trang, ẩm thực, … Trên thực tế, giáo trình Biên dịch được thiết kế theo hướng tiếng Anh chuyên ngành. Đó là lý do tại sao trong hầu hết các bài báo, đoạn văn được sử dụng cho sinh viên thực hành lại có nhiều từ ngữ chuyên ngành xuất hiện, chẳng hạn như “model of machinery” “ship’s wheel” and “polished and proudly restored”. Các từ hoặc cụm từ chủ yếu chỉ được sử dụng để miêu tả một cái cảng biển và không quen thuộc trong giao tiếp hàng ngày. Hơn nữa, trong các văn bản này, có nhiều từ chỉ một nghĩa trong ngôn ngữ giao tiếp cơ bản, nhưng trong quan hệ quốc tế lại có một nghĩa khác, đòi hỏi người dịch phải tư duy logic mới có thể hiểu được đúng. Một ví dụ về điều này là từ “occupied”. Trong ngữ cảnh thông thường, từ này có nghĩa là “bận rộn”, nhưng khi nói về 1 nước một gia thì nó có nghĩa là bị chiếm đóng, còn nếu mà đồ vật thì là vật đó đang được sử dụng, bị đầy. Ví dụ: ‘This table is already occupied’ là cái bàn này đã đủ người rồi. hay ‘He was occupied in looking after his three children’ nghĩa là ông ấy bận chăm sóc 3 đứa con và trường hợp còn lại ‘She spent two years in occupied Paris during the war’ có nghĩa là ‘Cô đã trải qua hai năm ở Paris bị chiếm đóng trong thời kỳ chiến tranh’.

 Vấn đề văn hóa: Văn hóa ngôn ngữ trong mỗi bản dịch là rào cản lớn khiến sinh viên thực hiện dịch tài liệu chuyên ngành gặp phải. Việc dung hòa hai ngôn ngữ với hai nền văn hóa hoàn toàn khác nhau để làm nên một bản dịch có ý nghĩa và nội dung thống nhất là điều không dễ dàng. Để khắc phục khó khăn này, người dịch cần có hiểu biết sâu rộng về văn hóa ngôn ngữ gốc để có thể chuyển đổi ngôn ngữ một cách dễ dàng mà vẫn truyền tải được ý của tác giả bằng ngôn ngữ đích  với cách hiểu và nhìn nhận vấn đề theo văn hóa ngôn ngữ của người đọc bằng ngôn ngữ đích. Đồng thời, hãy làm quen với cách biểu đạt và phương ngữ được sử dụng phổ biến ở địa phương đó.Ngoài ra, việc đọc sách, tạp chí và xem phim, chương trình truyền hình bằng ngôn ngữ đó là một cách rất tốt để trau dồi văn hóa và phương ngữ địa phương.Qua việc phân tích các bản dịch của những sinh viên tham gia nghiên cứu, có hơn 26% số bản dịch mắc phải lỗi này. Ví dụ người Anh thường gây cười bằng cách sử dụng những lời châm biếm và mỉa mai. Tuy nhiên, kiểu châm biếm này lại không được đánh giá cao ở nhiều quốc gia khác.

 Vấn đề ngữ dụng học: Theo Morris – người đã đưa ra định nghĩa đầu tiên cho khái niệm pragmatics – Ngữ dụng học là nghiên cứu về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và ngữ cảnh tạo nên cấu trúc của ngôn ngữ đó. Rõ ràng khái niệm ngữ dụng học đã ngày càng cụ thể và chi tiết khi đưa ra giải thích chính xác những nhân tố cấu thành nên ‘context’ (ngữ cảnh của lời nói) bao gồm những nhân tố về kỹ năng giao tiếp cũng như điều chỉnh cảm xúc của người nói phù hợp với hoàn cảnh. Do vậy việc gặp khó khăn trong việc kết hợp giữa ngữ cảnh với lời nói của sinh viên Ngôn ngữ Anh là còn nhiều chiếm  tỉ lệ 20%. Một ví dụ về cụm thành ngữ trong tiếng Anh: “a piece of cake” (một miếng bánh) trong câu “This task is a piece of cake” không mang nghĩa: “Công việc này là một miếng bánh” mà được hiểu rằng: “Công việc này rất dễ dàng” cũng giống như cụm từ: “Dễ như ăn bánh” trong tiếng Việt. Để hiểu được cụm từ này, người nghe cần phải có sự liên tưởng nhất định cũng như đặt trong tình huống giao tiếp thông thường. Hay là với những mục đích khác nhau trong giao tiếp với cùng nội dung câu hỏi:“I’m going to get a cup of coffee”: tôi sẽ đi lấy một cốc cà phê. Câu được sử dụng với mục đích thông báo cho người nghe dự định của mình, mang ý nghĩa chắc chắn.“Give me a cup of coffee”: đưa tôi một cốc cà phê. Câu được sử dụng với ý nghĩa yêu cầu người nghe làm theo lời người nói.“I would like a cup of coffee, please”: làm ơn hãy cho tôi một cốc cà phê. Câu vẫn mang hàm ý người nghe làm theo lời người nói nhưng nhẹ nhàng hơn, thể hiện người nói có thể khiêm tốn và lịch sự hơn khi giao tiếp.“I’m going to get you a cup of coffee”: tôi sẽ lấy cho bạn một cốc cà phê. Đây không còn là câu mang ý nghĩa thông báo nữa mà còn mang nghĩa hứa hẹn của người nói đến người nghe.

        Nói tóm lại, khó khăn của việc dịch văn bản đã ảnh hưởng rất nhiều đến bản dịch cuối cùng. Thông tin trong tài liệu gốc không được chuyển tải đầy đủ khi dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt vì những nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ người học.

3.2 Giải pháp    

 Thông qua việc nghiên cứu những khó khăn mà sinh viên khóa 10 ngành Ngôn Ngữ Anh trường đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội gặp phải sau 3 kỳ học Biên dịch, trong chương này người viết xin được đưa ra một số giải pháp giúp các sinh viên đang và sẽ theo học môn này có thể khắc phục những vấn đề hay gặp phải khi, từ đó cải thiện kết quả học tập bộ môn. Đây chỉ là những phương án mà người viết tự rút ra và thu thập dựa trên các tài liệu sẵn có và kinh nghiệm của chính người viết. Các bạn sinh viên có thể áp dụng hoặc tự rút ra các phương án khác để đạt được hiệu quả học và giảng dạy tốt nhất.

  • Tích cực trong học tập

Giải pháp đầu tiên để khắc phục khó khăn vẫn là đánh vào ý thức chủ quan của sinh viên. Để học tốt môn Biên dịch, sinh viên phải có thái độ học tập tốt, tích cực hợp tác với giảng viên. Ở trên lớp sinh viên cần chú ý nghe giảng, phát biểu xây dựng bài, học và làm bài tập đầy đủ, tích cực giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập. Ngoài ra, sinh viên cần lập tức trao đổi với giảng viên khi gặp bất kỳ khúc mắc nào để sớm có hướng giải quyết, tránh để khó khăn kéo dài làm ảnh hưởng đến tiến độ học Biên dịch ở các học kỳ sau.

  • Tăng cường tiếp xúc với ngôn ngữ chuyên ngành

Biên dịch là bộ môn sử dụng nhiều kiến thức về đối ngoại, chính vì vậy việc tăng cường kiến thức cũng như ngôn ngữ và văn phong ngoại giao là một trong những chìa khóa quan trọng giúp sinh viên học tốt môn này. Ngoài giờ học trên lớp, sinh viên cần tích cực tìm đọc những tài liệu, bài viết về chủ đề đối ngoại Việt Nam bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt.

Bên cạnh đó, việc thường xuyên xem và nghe các bản tin thời sự trên đài truyền hình Việt Nam, các trang tin tức tiếng Anh như BBC, CNN, VOA, các kênh truyền hình đối ngoại của Việt Nam (VTV4) và các nước trên thế giới, trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam…cũng là một phương pháp hữu ích. Những cách trên giúp sinh viên vừa có được vốn kiến thức rộng lớn về chính trị, ngoại giao, văn hóa và vừa có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với ngôn ngữ và văn phong chuyên ngành, từ đó dễ dàng áp dụng vào việc học Biên dịch.

  • Xây dựng bí quyết học từ chuyên ngành

Đối với vấn đề từ chuyên ngành, mỗi sinh viên cần xây dựng bí quyết riêng phù hợp với khả năng của bản thân để có thể ghi nhớ những từ, cụm từ và cấu trúc này. Ở đây người nghiên cứu xin được giới thiệu 2 phương pháp cho sinh viên tham khảo.

Cách thứ nhất là làm một quyển sổ tay, trong đó chuyên ghi các từ, cụm từ chuyên ngành mà sinh viên học được sau mỗi giờ lên lớp hay sau khi nghe hoặc xem một bản tin. Các cấu trúc câu, phép diễn đạt hữu ích cũng nên được ghi vào. Sinh viên có thể thường xuyên mang theo quyển sổ này bên mình để tranh thủ ôn lại từ trong giờ giải lao hoặc những khi rảnh rỗi.

Cách thứ hai là sử dụng thẻ nhớ (flashcards) – sử dụng những miếng giấy nhỏ, viết từ hoặc cụm từ chuyên ngành tiếng Anh vào một mặt và từ tiếng Việt tương đương vào mặt còn lại.

Sinh viên có thể tự học hoặc kiểm tra lẫn nhau bằng cách đưa ra mặt tiếng Anh và tự mình đoán (hoặc bảo bạn đoán) từ tương đương trong tiếng Việt và ngược lại. Phương pháp này có ưu điểm giúp sinh viên tăng cường khả năng tư duy linh động bằng hai ngôn ngữ, nhưng có nhược điểm do đặc tính kích cỡ thẻ nhỏ nên chỉ phù hợp khi học từ và cụm từ ngắn.

Ngoài ra, sinh viên ngành Ngôn Ngữ Anh, đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội sẽ bắt đầu học Biên dịch từ học kỳ 5 (học kỳ I năm thứ 3), vì vậy các bạn cần chú ý tích cực học tập ngay khi còn ở năm 1, năm 2, đặc biệt là với những môn là tiền đề hoặc bổ trợ kiến thức cho môn Biên dịch như Tiếng Anh cơ sở, Tiếng Việt thực hành, Đất nước học Anh-Mỹ, Văn học Anh-Mỹ…Về phía các thầy, cô giáo, người nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường giảng dạy kiến thức về văn hóa, các điển tích, điển cố trong văn hóa Anh trong các bài giảng môn Biên dịch , bởi thành ngữ hay điển tích, điển cố này không chỉ được sử dụng bởi người bản ngữ mà còn được sử dụng bởi các nhà báo, nhà nghiên cứu đến từ bất kỳ quốc gia nào khác, miễn là họ đang viết bài bằng tiếng Anh bởi chúng có mối liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ Anh. Bên cạnh đó, các hoạt động tìm hiểu, trao đổi kiến thức về văn hóa Anh-Mỹ cũng nên được tổ chức thường xuyên, thậm chí để thúc đẩy sinh viên tham gia các thầy cô có thể đưa chúng vào chương trình giảng dạy bắt buộc (VD, sinh viên phải tham gia các hoạt động trên để được tính điểm thành phần môn học…).

  1. KẾT LUẬN

Có thể nói, đối với sinh viên ngành Ngôn Ngữ Anh, trường đại học Tài chính và Ngân hàng Hà Nội, hệ thống môn Biên dịch với 3 cấp độ là môn học vô cùng quan trọng. Nó vừa cung cấp cho sinh viên một lượng lớn kiến thức về các ngành liên quan đến  dịch thuật  nói chung và  biên dịch tiếng anh nói riêng, lại vừa trang bị cho sinh viên khả năng tư duy linh động và truyền tải ý nghĩa thuần thục giữa hai ngôn ngữ Anh, Việt. Tuy nhiên có một thực trạng là không ít sinh viên gặp khó khăn với bộ môn này. Nhận thức được điều đó, người viết đã tiến hành nghiên cứu với mong muốn được làm rõ những khó khăn nào đang làm ảnh hưởng đến việc học Biên dịch của sinh viên, chúng xuất phát từ những nguyên nhân gì và có thể dùng giải pháp nào để giải quyết, giúp sinh viên học tốt hơn.

Sau khi tiến hành quá trình nghiên cứu, người viết đã tìm ra 4 loại khó khăn chính, đó là từ chuyên ngành, khác biệt trong cấu trúc ngôn ngữ, câu quá dài và yếu tố văn hóa, đồng thời lý giải chúng ở chương 4. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến những khó khăn này, và người viết cũng đã tổng hợp chúng lại thành 4 nguyên nhân chính: kĩ năng sử dụng tiếng Việt và tiếng Anh cơ bản của sinh viên bị hạn chế, vấn đề về sử dụng ngữ pháp, vấn đề về ngữ nghĩa hay là về khác biệt văn hóa.

Do bản chất Biên dịch là bộ môn mang tính học thuật và chuyên ngành cao, nên việc tìm ra một giải pháp học hoặc giảng dạy giúp sinh viên có hứng thú hơn thật sự là vấn đề nan giải. Vì lý do hạn chế về thời gian và công cụ nghiên cứu nên người viết chỉ có thể đề xuất các giải pháp như tăng cường tiếp xúc với ngôn ngữ chuyên ngành thông qua việc thường xuyên đọc tài liệu, nghe và xem bản tin thời sự quốc tế, dùng sổ tay hoặc thẻ nhớ để học từ chuyên ngành…Ngoài ra, bản thân mỗi sinh viên cũng cần có ý thức và thái độ học tập tốt với bộ môn, sẵn sàng hợp tác với giảng viên mới có thể học tốt Biên dịch.

Ngoài ra, Trường và Khoa nên tổ chức các cuộc thi giúp học sinh tăng cường hiểu biết về kiến thức nền tảng. Nói tóm lại, những khó khăn xuất phát từ người học trong môn học Biên dịch đang còn nhiều. Các nhà giáo dục, các nhà thiết kế chương trình nên cân nhắc để có những thay đổi phù hợp, giúp cho việc đào tạo những nhà dịch thuật tương lại một cách hiệu quả hơn.

Cuối cùng, do đây là lần đầu chúng em tiến hành nghiên cứu, còn nhiều hạn chế về thời gian, trình độ cũng như các công cụ, tài liệu nghiên cứu nên bài nghiên cứu không tránh khỏi còn nhiều sai sót, rất mong nhận được những lời nhận xét, góp ý từ quý Thầy Cô và các bạn để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Bản thân là một sinh viên ngành Ngôn Ngữ Anh , trường đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội nên em hy vọng kết quả bài nghiên cứu này có thể giúp các sinh viên đang và sẽ học bộ môn Biên dịch dễ dàng vượt qua những khó khăn trên để có được kết quả tốt nhất.

 

Tài liệu tham khảo

Dịch thuật tốt, Biên dịch là gì? Sự khác nhau giữa biên dịch và thông dịch.

Hanoi financial and banking university – Foreign Languages Department, Translation practice 1, 2022

Melissa Dang,  7 kỹ thuật biên dịch hiệu quả- Dịch thuật và bản địa hóa premiumtrans, 3-2019

Thị Thu Khương, Kỹ năng của một biên dịch viên chuyên nghiệp, 2021

Trần Thị Thu Trang, Teaching interpretation 1 at school for foreign languages: A brief evaluation and some activity examples, 2019

Trần Vĩnh Tiến, Những khó khăn khi dịch thuật và giải pháp khắc phục hiệu quả

Zim Academic, Ngữ dụng học (Pragmatics) là gì và ứng dụng trong giao tiếp tiếng Anh, 2022

Các tin liên quan