Ngành Ngôn ngữ Anh

Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh năm 2024

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH NGÔN NGỮ ANH

(Ban hành kèm theo Quyết định số …./QĐ-ĐHTNH-QLĐT ngày … tháng …  năm 20.. của Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội)

_____________________________________

Ngành đào tạo: NGÔN NGỮ ANH

  • Tiếng Việt: Ngôn ngữ anh
  • Tiếng Anh: English Language

Mã số: 7220201

Trình độ đào tạo: Đại học

Loại hình đào tạo: Chính quy

  1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO (Program Objectives)   

1.1 MỤC TIÊU CHUNG (Program General Objectives)

Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có kiến thức nền tảng về ngôn ngữ Anh và kiến thức chuyên ngành Tiếng Anh trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng; Có khả năng nghiên cứu và sử dụng Tiếng Anh thành thạo, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế; Có trách nhiệm, năng động, chuyên nghiệp, thượng tôn pháp luật, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe, kỷ luật, có khả năng sáng tạo, có ý thức phục vụ cộng đồng.

1.2  MỤC TIÊU CỤ THỂ (Program Specific Objectives)

Chương trình đào tạo cử nhân ngành Ngôn ngữ anh:

  • Chương trình đào tạo Cử nhân Ngôn ngữ Anh, chuyên ngành Tiếng Anh tài chính trang bị cho sinh viên:
  • PSO1: Kiến thức nền tảng vững chắc về Ngôn ngữ Anh và văn hóa Anh – Mỹ;
  • PSO2: Kiến thức chuyên sâu về Tiếng Anh trong lĩnh vực Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng, Kinh doanh thương mại;
  • PSO3: Kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, pháp luật, quốc phòng – an ninh, đạo đức nghề nghiệp;
  • PSO4: Kỹ năng sử dụng thành thạo các kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh (Nghe, Nói, Đọc, Viết);
  • PSO5: Kỹ năng sử dụng thành thạo các kỹ năng Tiếng Anh trong công việc, đặc biệt là trong lĩnh vực Kinh tế, Tài chính, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động;
  • PSO6: Các kỹ năng làm việc cá nhân, làm việc nhóm, thuyết trình, đàm phán, giải quyết vấn đề, có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ 2 ngoài tiếng Anh;
  • PSO7: Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; có ý thức phục vụ nhân dân, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và hội nhập quốc tế;
  • PSO8: Năng lực tự chủ, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo; khả năng tự định hướng, thích nghi với môi trường làm việc khác nhau; khả năng tự học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn.

1.3  CHUẨN ĐẦU RA 

1.3.1. Về kiến thức

      PLO1: Vận dụng được kiến thức về lý luận chính trị, pháp luật, quốc phòng- an ninh, đạo đức nghề nghiệp trong cuộc sống;

     PLO2: Vận dụng được những kiến thức về ngôn ngữ Anh (ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, từ vựng), về Tiếng Việt, về văn hóa Việt, văn hóa Anh-Mỹ;

     PLO3: Vận dụng được kiến thức về chuyên ngành Tiếng Anh tài chính trong các môi trường công việc có sử dụng tiếng Anh;

1.3.2. Về kỹ năng

    PLO4: Sử dụng thành thạo bốn kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết). Trình độ tiếng Anh đạt chuẩn C1 Châu Âu hoặc bậc 5 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Bộ Giáo dục Đào tạo (Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT);

    PLO5: Có khả năng thực hiện tốt các nhiệm vụ biên – phiên dịch Anh-Việt, Việt-Anh, và các công việc khác có sử dụng Tiếng Anh;

    PLO6: Thực hiện được việc tra cứu, khai thác tài liệu, viết thư tín, báo cáo bằng tiếng Anh không chỉ trong lĩnh vực tài chính mà còn ở các lĩnh vực kinh tế-xã hội khác;

   PLO7: Có kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, đàm phán bằng Tiếng Anh với các đối tác, có năng lực thuyết trình tiếng Anh mạch lạc, lôgic; 

   PLO8: Đánh giá được chất lượng công việc chuyên môn của mình sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;

   PLO9: Có kỹ năng công nghệ thông tin cơ bản đạt chuẩn theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT để phục vụ công việc chuyên môn hiệu quả; kỹ năng sử dụng tiếng Trung giao tiếp cơ bản đạt trình độ bậc 3 TOCFL (Test of Chinese as a Foreign Language) của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

   PLO10: Có khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm và chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm đối với nhóm;

1.3.3. Về năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm

    PLO11: Có ý thức kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp, tinh thần hợp tác và thái độ phục vụ người dân, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội;

    PLO12: Có năng lực tự chủ, đưa ra kết luận chuyên môn; khả năng tự định hướng, thích nghi với môi trường làm việc khác nhau; khả năng tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn.

2. CHUẨN ĐẦU VÀO

Công dân Việt Nam và người nước ngoài có nguyện vọng được tuyển vào Trường ĐH Tài chính – Ngân hàng Hà Nội và đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn theo Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như quy định trong Đề án tuyển sinh của Trường ĐH Tài chính – Ngân hàng Hà Nội công bố hàng năm.

3. VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP

SV ngành Ngôn ngữ anh sau khi tốt nghiệp:

  • Làm việc tại các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế; các tổ chức ngoại giao; các tổ chức phi chính phủ.

  • Làm việc tại hệ thống ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại; các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt nam.

  • Làm việc tại các đài phát thanh-truyền hình; nhà xuất bản; sở ngoại vụ;

  • Các hãng hàng không; các công ty nước ngoài;

  • Doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu;

  • Các cơ sở giáo dục đào tạo; c

  • Các công ty du lịch, lữ hành;

  • Các công ty dịch thuật, du học.

4. KHẢ NĂNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI RA TRƯỜNG

Sinh viên ngành Ngôn ngữ anh sau khi ra trường làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có khả năng tiếp tục học tập, nâng cao kiến thức dưới các hình thức:

  • Tham gia các chương trình đào tạo sau đại học để đạt được học vị thạc sĩ kinh tế hoặc tiến sĩ  ngôn ngữ
  • Tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ trong và ngoài nước;
  • Có khả năng rèn luyện để thi nâng ngạch chuyên môn và nhận các chứng chỉ nghề nghiệp hoặc ngạch bậc công chức, viên chức.
  1. THỜI GIAN ĐÀO TẠO

Thời gian đào tạo: 4 năm, học theo tiến độ phù hợp với Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng chính quy theo hệ thống tín chỉ, ban hành theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quy định đào tạo đại học và cao đẳng chính quy theo hệ thống tín chỉ của Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội.

  1. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA

6.1. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 134 tín chỉ

6.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo:

STT Khối kiến thức Số tín chỉ
1 KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG 44
  Các học phần bắt buộc 42
1.1 Lý luận chính trị 11
1.2 Tin học 4
1.3 Khoa học xã hội 8
1.4 Ngoại ngữ 2 8
1.5 Giáo dục Thể chất & Giáo dục Quốc phòng – An ninh 11
  Các học phần tự chọn 2
2 KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP 90
2.1 Cơ sở khối ngành 4
2.2 Cơ sở ngành 37
2.3 Chuyên ngành 39
2.4 Thực tập tốt nghiệp 4
2.5 Khóa luận tốt nghiệp 6
  TỔNG CỘNG (1+2) 134

 

  1. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

Công dân Việt Nam và người nước ngoài có đủ điều kiện, có nguyện vọng được tuyển vào Trường theo Quy chế tuyển sinh đại học chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quy định tuyển sinh của Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội.

  1. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

8.1 Quy trình đào tạo

Quy trình đào tạo được thực hiện theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng chính quy theo hệ thống tín chỉ, ban hành theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quy định đào tạo đại học và cao đẳng chính quy theo hệ thống tín chỉ của Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội.

8.2 Công nhận tốt nghiệp

Sinh viên được công nhận tốt nghiệp khi hội đủ các tiêu chuẩn theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng chính quy theo hệ thống tín chỉ, ban hành theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quy định đào tạo đại học và cao đẳng chính quy theo hệ thống tín chỉ; Quy định thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học phần theo hệ thống tín chỉ và Quy định chuẩn đầu ra của Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội.

  1. THANG ĐIỂM

Thang điểm 10 kết hợp với thang điểm chữ A, B, C, D, F.

  1. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

 CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH

Số

TT

Mã học phần Học phần Số tín chỉ Ghi chú
      TỔNG SỐ TÍN CHỈ 134  
I   KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG 44
    * Các học phần  bắt buộc(Compulsory courses) 42
1.1   Lý luận chính trị (Political Theory) 11
1 DCB.03.11 Triết học Mác- Lê Nin – Philosophy of Marxism – Leninism 3
2 DCB.03.12 Kinh tế chính trị Mác- Lê Nin – Political economic of Marxism –Leninism 2
3 DCB.03.13 Chủ nghĩa xã hội khoa học – Scientific Socialism 2
4 DCB.03.05 Tư tưởng Hồ Chí Minh – Ho Chi Minh Ideology 2
5 DCB.03.14 Lịch sử Đảng Cộng sảnViệt Nam – History of Vietnamese Communist party 2
1.2 Tin học (Informatics) 4
6 DCB.05.11 Tin học 1 –  Informatics 1 2
7 DCB.05.12 Tin học 2 –  Informatics 2 2
1.3 Khoa học xã hội (Social Science) 8
8 DCB.03.06 Pháp luật đại cương  – General Law 2
9 DCB.02.03 Kinh tế vi mô – Microeconomics 3
10 DCB.02.04 Kinh tế vĩ mô – Macroeconomics 3
1.4 Giáo dục thể chất (Physical Education) và Giáo dục Quốc phòng – An ninh (National Defense and Security Education) 11
11 Giáo dục Thể chất – Physical education 3
DCB.01.10 Giáo dục thể chất 1 – Physical Education 1 1
DCB.01.11 Giáo dục thể chất 2 – Physical Education 2 1
DCB.01.12 Giáo dục thể chất 3 – Physical Education 3 1
12 Giáo dục Quốc phòng – An ninh – National Defense and Security Education 8
DCB.01.01 Đường lối quân sự của Đảng CS Việt Nam 3
DCB.01.02 Công tác quốc phòng, quân sự – an ninh 2
DCB.01.03 Quân sự chung và Kỹ chiến thuật bộ binh 3
1.5 Ngoại ngữ 2 (Foreign Language 2) 8
13 DTA.20.T1 Tiếng Trung 1 – Chinese 1 4
14 DTA.20.T2 Tiếng Trung 2 – Chinese 2 4
* Các học phần tự chọn (Optional courses) 2
15 DTA.20.06 Cơ sở văn hóa Việt nam – Vietnamese Cultural Foundation 2 Chọn 1 trong 3 học phần
16 DTA.20.04 Tiếng Việt thực hành – Practical Vietnamese in Use 2
17 DCB.02.11 Phương pháp nghiên cứu –  Research methods 2
II.   KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP 90
2.1. Kiến thức cơ sở khối ngành 4
* Các học phần bắt buộc (Compulsory courses) 2
18 DTA.20.07 Dẫn luận ngôn ngữ học –

An Introduction to Linguistics

2
* Các học phần tự chọn (Optional courses) 2
19 DTA.20.35 Ngôn ngữ học đối chiếu – Constrastive Linguistics 2 Chọn 1 trong 2 học phần
20 DTA.20.36 Từ vựng học – Lexicology 2
2.2. Kiến thức cơ sở ngành 37
* Các học phần tự chọn (Optional courses) 2
21 DTA.20.05 Phát âm – Pronunciation 2 Chọn 1 trong 3 học phần
22 DTA.20.08 Ngữ nghĩa học – Semantics 2
23 DTA.20.03 Phương pháp học Tiếng Anh-

Methods of learning Ẹnglish

2
* Các học phần  bắt buộc (Compulsory courses) 35
24 DTA.20.01 Tiếng Anh tổng quát 1 – General English 1 2
25 DTA.20.02 Tiếng Anh tổng quát 2 – General English 2 3
26 DTA.20.09 Nghe 1- Listening 1 2
27 DTA.20.10 Nghe 2 – Listening 2 2
28 DTA.20.11 Nghe 3 – Listening 3 2
29 DTA.20.12 Nói 1 – Speaking 1 2
30 DTA.20.42 Nói 2 – Speaking 2 3
31 DTA.20.43 Nói 3 – Speaking 3 3
32 DTA.20.15 Đọc 1 – Reading 1 2
33 DTA.20.16 Đọc 2 – Reading 2 2
34 DTA.20.17 Đọc 3 – Reading 3 2
35 DTA.20.18 Viết 1 – Writing 1 2
36 DTA.20.47 Viết 2 – Writing 2 3
37 DTA.20.48 Viết 3 – Writing 3 3
38 DTA.20.20 Văn hóa Anh – Mỹ

American-British Culture

2
2.3.   Kiến thức chuyên ngành 39
2.3.1   Kiến thức chuyên ngành chung 22
* Các học phần bắt buộc (Compulsory courses) 31
39 DTA.20.44 Tiếng Anh đàm phán – English for Negotiating 2
40 DTA.20.34 Thư tín thương mại

Business Correspondence

2
41 DTA.20.46 Tiếng Anh Logistics

English for Logistics

2
42 DTA.20.30 Tiếng Anh Quảng cáo và Tiếp thị

English for Marketing & Advertising

3
43 DTA.20.31 Tiếng Anh Du lịch và Khách sạn

English for Tourism & Hospitality

3
44 DQK.02.53 Quản trị học

Management Studies

2 Học bằng tiếng Anh
45 DTN.02.35 Lý thuyết tài chính tiền tệ

Theory of Finance and Money

2 Học bằng tiếng Anh
46 DTN.02.36 Tài chính doanh nghiệp

Corporate Finance

2 Học bằng tiếng Anh
47 DKT.01.40 Nguyên lý kế toán

Theory of Accounting

2 Học bằng tiếng Anh
48 DTA.20.33 Tiếng Anh chuẩn đầu ra C1 (Định hướng IELTS 6.5) – CEFR-C1 2
2.3.2 Kiến thức chuyên ngành Tiếng Anh Tài chính 17
49 DTA.20.23 Biên dịch 1- Translation 1 3
50 DTA.20.45 Biên dịch 2- Translation 2 3
51 DTA.20.25 Phiên dịch 1 – Interpretation 1 3
52 DTA.20.26 Phiên dịch 2 – Interpretation 2 2
53 DTA.20.27 Tiếng Anh Tài chính Ngân hàng 1

English for Finance & Banking 1

3
54 DTA.20.28 Tiếng Anh Tài chính Ngân hàng 2

English for Finance & Banking 2

3
III Thực tập cuối khóa và Khóa luận tốt nghiệp 10
55 DTA.20.37 Thực tập cuối khóa 4
56 DTA.20.38 Khóa luận tốt nghiệp 6
Tổng cộng 134

11. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

11.1 Các phương pháp đánh giá

1) Đánh giá chuyên cần (Tham gia học trên lớp; ý thức, thái độ, chất lượng tham gia các hoạt động học tập)

2) Đánh giá kiến thức, kỹ năng:

  1. a) Vấn đáp: Theo câu hỏi, theo bài tập lớn.
  2. b) Viết: Tự luận, trắc nghiệm, bài tập lớn, khóa luận
  3. c) Thực hành: Đóng vai, thuyết trình, trải nghiệm thực tế, kiến tập, thực tập tại doanh nghiệp.

11.2. Các hình thức đánh giá

1) Đánh giá thường xuyên

2) Đánh giá định kỳ

3) Đánh giá tổng kết: Kết thúc học phần, kết thúc khóa học.

  • KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY (được chi tiết theo học kỳ)
  • HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình tuân thủ chặt chẽ chương trình khung trình độ giáo dục đại học chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Chương trình áp dụng theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng chính quy theo hệ thống tín chỉ, ban hành theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định của Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội.

Chương trình này được định kỳ xem xét, hiệu chỉnh hàng năm nhằm đáp ứng sự phát triển của chuyên ngành phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.

 

 

                                                                                    HIỆU TRƯỞNG                                       

PGS. TS. Phạm Ngọc Ánh                            

Các tin liên quan